Thiền Sư Minh Niệm

Thiền Sư Minh Niệm

[Sách của tác giả]
Nhà sư Thích Minh Niệm là một trong những vị thiền sư được mọi người biết đến nhiều nhất hiện nay thông qua các bài giảng về Phật pháp, về đời sống vô cùng ý nghĩa và gần gũi. Nhờ đó đã giúp ích cho các Phật tử rất nhiều trên hành trình tìm ý nghĩa của cuộc sống, suy nghĩ tích cực và yêu đời hơn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về cuộc đời của thầy.

Tiểu sử sư thầy Thích Minh Niệm

Nhà sư Thích Minh Niệm, tên khai sinh là Lê Quốc Triều, sinh năm 1975 tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Thầy sinh ra và lớn lên tại địa phương này suốt quãng thời gian từ niên thiếu đến trưởng thành.
Thiền Sư Minh Niệm

Vào năm 1992, khi thầy 17 tuổi và vừa tốt nghiệp Trung học phổ thông, thầy xuất gia tu tập và nghiên cứu tư tưởng Phật giáo Đại thừa tại Phật học viện Huệ Nghiêm ở TP Hồ Chí Minh. Thầy nhận được pháp danh là Minh Niệm và được giảng dạy nhiều kiến thức sâu rộng về tư tưởng Phật giáo Đại thừa tại đây, giúp thầy trên hành trình tu tập của mình.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, thầy gặp phải một tin tức cực kỳ đau buồn, khi nghe tin cả cha lẫn mẹ đều qua đời do tai nạn giao thông. Đứng trước nỗi đau vô cùng to lớn và mất mát khủng khiếp nhất của cuộc đời, thiền sư Thích Minh Niệm đã hoàn toàn bị gục ngã, đau khổ. Thầy nhận ra rằng bản thân dù đã trải qua quá trình tu thân học đạo, nhưng chưa thực sự bước vào con đường chuyển hóa và vượt qua nỗi đau.

Sau đó, trong các buổi thuyết giảng Phật pháp do chính thầy tổ chức, thiền sư Thích Minh Niệm đã nhắc đến điều này nhiều lần, nhằm giúp các Phật tử và Tăng ni hiểu rõ về hành trình vượt qua nỗi đau. Thầy khuyên rằng, trước hết, bản thân của mỗi người cần phải đối diện thẳng với nó.

Sau khi đối diện và vượt qua nỗi đau lớn của việc mất cả cha lẫn mẹ cùng một lúc, sư thầy Thích Minh Niệm quyết định tìm đến thiền. Thầy tiếp cận với thiền từ những bài học cơ bản nhất về Tứ Niệm Xứ của Thiền sư Ajahn Chah. Đây là thời điểm mà thầy Thích Minh Niệm cảm thấy bản thân mình đã được sống lại từng ngày và bắt đầu trải qua quá trình tu hành đích thực, mà trước đó thầy chưa từng trải qua.